là những chiêu chống đối ngộ nghĩnh của trẻ trong thời gian đầu đi học mầm non.
Ngày khai giảng đã qua được gần một tuần nhưng chị Diệu Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn sợ vì con gái 4 tuổi bỏ trường về nhà giữa trưa. Hôm đó là ngày đầu tiên con gái chị đi học mẫu giáo. Cả nhà vừa ăn trưa xong thì thấy An bước vào, người ướt nhẹp vì dầm mưa, trong khi giờ đó lẽ ra con phải ở trường mẫu giáo.
Khác với vẻ lo lắng của người lớn, An lại rất vui vẻ. Gia đình vội gọi điện cho cô giáo thì được biết, sau khi ăn trưa, cô bảo An về chỗ của mình, nhưng bé lại hiểu là cô bảo về nhà đi. Vậy là bé xuống lấy cặp và một mình đi bộ về nhà. Chọn học nghề gì để lập nghiệp?Giải pháp cho bạn trẻ thất nghiệp
"Có thể cô đang bận cho các bạn khác ăn và tin tưởng là con đã về chỗ của mình. Ai ngờ bé đi thẳng về nhà với quãng đường khoảng 1,5 km, trong khi trời đang mưa. Nhìn thấy con, cả nhà tá hỏa vì bình thường An rất nhút nhát, ra khỏi cổng nhà là phải có người thân đi cùng", chị Linh kể.
Theo chị Linh, đường từ trường về nhà dù không phải qua đường lớn nhưng lắt léo qua nhiều ngõ ngách. Bình thường chị đi bộ mất khoảng 20 phút, hôm đó một mình bé An đi mất 30 phút. Cả nhà bất ngờ vì An có thể nhớ được đường về và cũng mừng vì trên đường con về may mắn không có chuyện gì xảy ra.
Nhiều bé khóc, chống đối những ngày đầu đến trường mầm non. Ảnh minh họa: HT.
Bé Vĩnh Thịnh (ở Thanh Trì, Hà Nội) thì 6 tháng liên tục khóc ở trường mẫu giáo. Bé khóc nhiều đến nỗi mẹ phải nghĩ ra cách mỗi buổi chiều đón con sẽ mua một món đồ chơi và bảo là cô giáo tặng Tôm (tên ở nhà của con) vì hôm nay Tôm đi học ngoan. Chị cũng yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình không được hỏi chuyện trường lớp của bé."Sau khi cho con ngủ trưa, tôi mang cháu đến trường và nhờ cô giáo để ý hơn. Bé sợ chó mèo, hôm đó nếu đi đường gặp chó mèo, sợ quá chạy lung tung thì không biết làm thế nào. Hơn nữa gần đây có nhiều vụ bắt cóc trẻ em, giờ nghĩ lại tôi vẫn còn thấy sợ", chị Linh chia sẻ.
"Buổi tối đi ngủ, tôi bảo anh trai bé là Tít kể chuyện anh đi học ở trường vui vẻ cho Tôm nghe để truyền khí thế. Phối hợp các giải pháp nhưng phải hết một học kỳ con mới hết khóc, tuy nhiên vẫn không hào hứng đến trường. Ở lớp cô giáo hỏi gì con cũng không nói, nhưng cô nói gì thì Tôm nhớ, về nhà kể cho mẹ nghe hết", chị Huê, mẹ bé kể. Ươm mầm ước mơ – Nghề Dạy Học là nghề cao quý
Tôm còn thuộc cả lời cô nói và áp dụng tại nhà. Một buổi sáng chủ nhật mẹ ngủ nướng, Tôm đến gọi, hỏi gì mẹ cũng "ừ" khiến Tôm tức tối bảo "mẹ để quên mồm ở lớp rồi à". Nghe con nói, chị Huê buồn cười tỉnh ngủ ngay lập tức.
Con mẹ Khánh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng khóc suốt một tháng khi phải đến trường mẫu giáo. Sáng ra, bé không cho bố mẹ mặc quần áo đi làm, không chịu ra khỏi nhà, trên đường đi và suốt quãng đường tới trường bé khóc toáng lên. "Vừa xót con, vừa ngại, vì nghe tiếng khóc của con, ánh mắt người đi đường đổ dồn về phía mình", chị Khánh kể. Xét tuyển ngành Sư phạm mầm non hệ chính quy năm 2015
Đến lớp, bé cũng không hợp tác với cô giáo. Thay vì ngồi vào hàng lối, bé kéo ghế ra ngồi ở cửa, mắt hướng ra ngoài. Do lớp học có hệ thống camera nên cứ tới buổi trưa, dù trời nắng nóng, chị Khánh vẫn về nhà, bật máy tính để xem con ở lớp ra sao. Cu cậu không chịu ngủ, ngồi lỳ ở bàn, mệt quá thì gục xuống.
Sau một tháng với sự hỗ trợ tích cực của cô giáo, bé dần quen lớp. Giờ mỗi buổi sáng mẹ đưa đến trường, bé đều cười toe toét và giơ tay vẫy chào khi mẹ đi.
Bé Duy Anh giúp mẹ nhặt rau.
Vì là bàn trưởng nên Duy Anh rất "có trách nhiệm". Khi ăn, con tự xúc và ăn nhanh, không ngậm cơm, để làm gương cho các bạn. Vì nhanh nhẹn nên con còn được cô giáo giao kèm cho một bạn nhút nhát trong lớp, chỉ cho bạn ấy những việc cần làm.Khác với các bạn, bé Duy Anh 4 tuổi đang học một trường mẫu giáo ở Cầu Giấy (Hà Nội) lại hòa nhập rất tốt. Các cô ở trường mẫu giáo đánh giá con là "rất được việc". Cô phân Duy Anh làm bàn trưởng, với nhiệm vụ lấy cơm cho các bạn, xếp bàn ghế, hay trải chiếu khi ngủ trưa...
"Mới 4 tuổi nhưng con đã có thể tự tắm, xếp quần áo của mình cho vào giỏ, thi thoảng giúp mẹ làm việc nhà như nhặt rau, lau nhà. Bé làm rất vui vẻ và với sự đam mê chứ không phải do mẹ ép buộc. Tôi cảm thấy vui vì những gì con làm ở lớp, ở nhà. Tôi chỉ dẫn cho con làm thế nào là đúng trong các việc dù nhỏ nhất, để sau này con biết làm chủ cuộc sống của mình", mẹ Duy Anh nói.
Lan Hạ VnExpress.net