Tin tuyển sinh

Học viện Ngân hàng mở bốn chương trình mới

Ngân hàng số, Công nghệ tài chính (Fintech), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị du lịch là 4 ngành mới

Học viện Ngân hàng (BA) tăng 100 chỉ tiêu so với năm ngoái, mở bốn chương trình đào tạo mới.

TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo, hôm 28/3 cho biết bốn chương trình đào tạo mới gồm: Ngân hàng số, Công nghệ tài chính (Fintech), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị du lịch. Việc này, theo ông Hà nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Ngân hàng là 3.300, tăng khoảng 100 so với năm 2022. Chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển từng ngành như sau:

Theo ông Hà, phương thức xét tuyển của Học viện Ngân hàng năm 2023 tương tự như năm 2022, gồm: xét học bạ THPT (dự kiến 25% tổng chỉ tiêu), chứng chỉ quốc tế (15%), kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (10%), kết quả thi tốt nghiệp THPT (50%) và xét tuyển thẳng.

Với phương thức xét tuyển học bạ, thí sinh nộp hồ sơ phải có học lực giỏi năm lớp 12 và có điểm trung bình cộng ba năm THPT của từng môn trong tổ hợp đạt từ 8 trở lên.

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cộng các năm của ba môn trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên, khuyến khích. Riêng các chương trình chất lượng cao, điểm được tính trên thang 40 với môn Toán nhân hệ số hai. Đây là điểm mới so với năm ngoái.

Thí sinh được thêm 1,5-3 điểm khuyến khích nếu có giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia hoặc là học sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên.

Ở phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế, Học viện Ngân hàng xét thí sinh có học lực giỏi lớp 12 và chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 72, SAT từ 1200 trở lên. Những em có nguyện vọng tham gia lớp định hướng Nhật Bản của các chương trình Kế toán và Công nghệ thông tin có thể dùng chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên.

Học viện Ngân hàng quy đổi điểm IELTS và các chứng chỉ khác theo công thức: (Điểm chứng chỉ : Thang điểm tối đa của chứng chỉ đó) x 10. Riêng tiếng Nhật, chứng chỉ N1 tương đương 10 điểm, N2 là 9 và N3 là 8. Mức điểm sau khi quy đổi nhân 3 rồi cộng điểm ưu tiên sẽ ra mức xét tuyển.

Ở năm thứ hai xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngân hàng tiếp tục xét thí sinh có học lực giỏi lớp 12 và có kết quả thi từ 85 điểm trở lên.

Điểm xét tuyển = (Điểm kết quả đánh giá năng lực : 150) x 30 + Điểm ưu tiên.

Một góc khuôn viên Học viện Ngân hàng ở đường Chùa Bộc, Hà Nội. Ảnh: Nhà trường cung cấp

 

Học viện Ngân hàng dự kiến thu hồ sơ với các phương thức trên và xét tuyển thẳng trong hai tuần đầu tháng 6. Danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sẽ được thông báo vào cuối tháng 6.

Với phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đăng ký trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến trong tháng 7. Trường áp dụng thang điểm 40 cho các chương trình chất lượng cao với Toán hệ số hai và thang 30 cho các chương trình còn lại.

Năm ngoái, điểm chuẩn Học viện Ngân hàng theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT là từ 24 đến 28,05, trong đó ngành Luật kinh tế có đầu vào cao nhất.

Nguồn: Dương Tâm https://vnexpress.net

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 18/04/2023 02:19
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....